– Bạn định du học mỹ thuật nhưng lại không có kinh nghiệm thực hành mỹ thuật, cũng không vẽ đẹp, liệu có thể hay không?
– Vâng. Đương nhiên là có thể.
Việc chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh vào các trường đại học mỹ thuật ở Hàn Quốc và Nhật Bản thường nhấn mạnh vào “việc vẽ tranh đẹp” và tập trung vào kỹ năng kỹ thuật, khiến đây trở thành một môi trường không thuận lợi cho những ứng viên không giỏi về vẽ tranh.
Nhưng đối với du học mỹ thuật ở các nước khác, việc “kỹ thuật tốt” không phải là yếu tố quan trọng nhất.
Tiêu chuẩn cho một portfolio chuẩn bị du học mỹ thuật ở nước ngoài là tập hợp các tác phẩm thể hiện suy nghĩ và cá tính, sáng tạo của bản thân.
Ở đây, “việc thể hiện” không chỉ đơn giản là qua các tác phẩm tranh vẽ tay, mà còn sử dụng đa dạng các phương pháp và vật liệu biểu đạt khác nhau như mô hình, ảnh và video.
Có rất nhiều học sinh đôi khi cảm thấy bối rối khi phải thoát khỏi khuôn khổ kỹ thuật và tìm kiếm các chủ đề, dựa trên câu chuyện của riêng mình và phát triển chúng thành những tác phẩm sáng tạo.
Tiêu chí đánh giá du học mỹ thuật không chỉ đơn giản là kỹ năng vẽ mà còn là quá trình phát triển suy nghĩ, thể hiện cá tính, sự sáng tạo của riêng mình.
Qua đó, các nhà tuyển chọn hiểu được học sinh thông qua những tác phẩm này và đánh giá khả năng phát triển của học sinh đó trong tương lai.
Chính vì vậy, hãy xác định quốc gia mình hướng đến là đâu để chuẩn bị Portfolio phù hợp nhất bạn nhé!